Nhưng điểm ưu việt của rèm sáo và rèm lá dọc so với rèm vải là khả năng ít bị bám bụi và việc vệ sinh rèm sáo, rèm lá dọc cũng đơn giản hơn rất nhiều so với rèm vải. Bởi khi vệ sinh rèm vải, bạn thường phải tháo cả bộ rèm ra để vệ sinh, còn đối với rèm sáo, rèm lá dọc bạn có thể vệ sinh trực tiếp trên rèm mà không cần tháo rỡ.
Mặt khác, trong quá trình sử dụng, nếu một số mành rèm bị hư hại, bạn có thể đặt mua một số mành hoặc thuê các đơn vị thi công, sửa chữa rèm thay thế các mành rèm bị hỏng. Độ che phủ của rèm lá dọc xét về chiều cao cũng góp phần tăng cường khả năng ngăn chặn các tia cực tím từ bên ngoài. Hơn nữa, do đặc trưng rèm lá dọc được tạo thành từ các mành rèm, do đó khi hạ rèm, biên độ quan sát từ trong nhà cũng lớn hơn so với khi sử dụng rèm vải.
Một ô cửa sổ có chiều cao lớn chắc chắn trông sẽ sang trọng hơn rất nhiều nếu đi kèm với một bộ rèm lá dọc. Ngoài ra, rèm lá dọc cũng khiến những ô cửa nhỏ trở nên lớn hơn.
Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện rất nhiều mẫu mã rèm lá dọc phù hợp với nhiều không gian khác nhau. Những bộ rèm lá dọc màu trắng thường mang đến cảm giác sáng sủa tươi mới cho căn phòng. Ngược lại, những tông màu đậm lại mang đến vẻ sang trọng, ấm cúng cho căn phòng.
Ngoài những điểm tích cực nêu trên thì rèm lá dọc cũng có một số nhược điểm nhất định. Trong đó, nhược điểm lớn nhất của rèm lá dọc là khả năng tạo cảm giác kín đáo. Một số bộ rèm lá dọc hay để lại các góc hở ở phần tiếp xúc giữa góc tường và rèm. Do đó, để khắc phục được nhược điểm này bạn nên chọn những không gian phù hợp để lắp đặt rèm sáo, chẳng hạn như phòng khách, nơi bạn thường cần nhiều ánh sáng và sự cởi mở để thể hiện lòng hiếu khách đối với những người đến chơi nhà bạn.
Tóm lại, tùy vào mục đích sử dụng tương ứng với từng phòng cũng như sở thích cá nhân của mỗi người, bạn có thể cân nhắc và đưa ra một lựa chọn hợp lí cho riêng mình.