Vải may rèm cửa ore thường có 2 loại khổ rộng 2,8 m và rộng 1,4m. Thông thường khi bạn đi may rèm tại các cửa hàng, thợ may sẽ tính tiền công theo mét ngang của cửa nếu cửa của bạn có chiều cao <2,8m, nếu cao hơn bạn sẽ phải chịu thêm 1 khoản chi phí phát sinh.
Trước khi mua vải may rèm bạn đo kích thước của cửa sổ
VD: May rèm cho cửa sổ nhà mình
- Dài(cao): 2,3m
- Rộng: 80cm
Rèm cửa sổ thường được treo cách nền nhà 0,1m và cao hơn thành trên cửa sổ 0,10m. Vì vậy, khổ vải cần cho một rèm cửa sổ là 2,4-2,5m. Bạn nên mua loại vải khổ 2,8m, khi may khổ vải sẽ thừa 0,3-0,4m dùng may tay vén các cánh rèm. Rèm cửa phải chờm ra ngoài khuôn cửa (theo bề rộng) mỗi bên 0,10m và có độ lượn sóng, không thẳng căng. Chiều dài miếng vải tính theo công thức: (Bề ngang cửa sổ +0,25m)x 2.
Cứ 2,5m vải được 1m rèm cửa thành phẩm các bạn nhé.
Nguyên vật liệu cần thiết để may rèm cửa:
1. Ô-rê trắng bằng nhựa (có nhiều loại để lựa chọn).
2. Dụng cụ dập lỗ tròn để lồng Ô-rê.
3. Mếch để may phía trên đỉnh rèm nơi lồng Ô-rê
Chân đỡ của thanh treo rèm và 2 cục tròn trang trí có hoa văn, thanh treo cũng màu tương tự. Bạn có thể lên 102 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân hoặc 713 Quang Trung, Hà Đông, có rất nhiều mẫu mã để chọn. Mẫu hoa văn này của mình giá là 150k/mét (hoặc tham khảo phụ kiện rèm cửa Minh Đăng) .
Quy trình cắt may:
- B1: Cắt vải
+ Cửa sổ: 1m tương đương 2,5m vải; 5m vải gập đôi cả chiều dài và chiều ngang sau đó cắt chia đôi.
- B2: Sau khi cắt xong xác định phần nào là chân rèm, phần nào là phía trên của rèm (áp dụng cho một số kiểu vải ví dụ như vải rèm của mình đang may).
- B3: Sau khi cắt xong, đo từ phía dưới chân rèm lên phía trên.
+ Chừa 4cm để may nẹp gấu cho rèm, 3cm 2 bên (6cm) cho nẹp trái, nẹp phải của rèm).
+ Đo chiều dài cần thiết cho rèm tùy vào kích thước thực của cửa nhà bạn.
+ Sau khi đo xong chiều dài (hay còn gọi là chiều cao), bạn cộng thêm 10cm để may gập xuống may mếch.
+ Ví dụ: 2,3 m (chiều cao) + 10cm (may mếch)
- B4: Phần vải còn thừa đo xem còn bao nhiêu cm và mẹo để cắt thẳng nếu không có ai giữ hộ một đầu, cứ cách 1 đoạn bạn lại đo và đánh dấu sau đó dùng thước kẻ 1 đường thẳng và cắt bỏ phần vải thừa đi.
- B5: May nẹp 2 bên và nẹp gấu.
(Theo kinh nghiệm của mình nếu bạn không phải thợ chuyên nghiệp, sử dụng kim ghim định vị 1 đoạn may cho dễ, thẳng và đẹp).
- B6: May mếch
+ Đo khoảng cách 10cm để may mếch
+ Đặt mếch lên trên để may.
- B7: May 1 đường cố định 2 bên (trái – phải) của mếch.
- B8: Dùng bút chì cố định vị trí để dập Ô-rê
+ Khoảng cách của 1 ô-rê là 7cm. Khoảng cách giữa 2 ô-rê là do mình, nếu muốn tạo độ nhún nhiều thì để khoảng cách ít đi.
+ Để chính xác bạn đo khoảng cách của 2 ô-rê bằng cách đo khoảng cách của 2 đầu nối từ ô-rê này đến ô-rê kia (9cm).
+ Số thứ tự 1,2,3,4 chính là nơi để dập ô-rê
* MAY DÂY BUỘC:
- Vải thừa có thể sử dụng may dây buộc.
- Cắt theo mẫu, sau đó dùng mếch để may quần vì phải lượn vòng cung khi may.
- Quá trình may dây buộc:
Sau khi may xong dùng kéo cắt phía bên trong cho mềm vải.
* Bước cuối cùng là dập lỗ và lồng ô-rê, treo rèm:
- Dập lỗ để lồng ô-rê:
Giữa 2 ô-rê có 2 miếng nhựa móc vào nhau để tạo nhún cho rèm.
- Lồng ô-rê:
Trước khi lồng ô-rê vào vải phải nhét miếng nối giữa 2 ô-rê vào khe của nửa ô-rê phía sau (hình phải) và lồng 2 nửa ô-rê vào nhau.
- Cài 2 miếng nhựa của ô-rê vào nhau:
Treo rèm thôi nào:
Theo Blog Hong Be